Cơn hoảng loạn

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Trong bài trước, chúng ta đã chia sẻ về chủ đề Lo âu có phải là bệnh? để nói về chứng Rối loạn lo âu toàn thể. Chúng ta bắt đầu lần lượt khám phá các chẩn đoán khác cũng được xếp vào nhóm Rối loạn lo âu. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn về cơn hoảng loạn.

*Dấu hiệu nhận biết cơn hoảng loạn                                           
-        Khi bạn đang trải qua cơn hoảng loạn, cảm xúc sợ hãi kèm theo cảm giác mệt mỏi, xuất hiện một cách đột ngột và tăng lên đến cực điểm đến mức bạn có cảm giác không thể chịu đựng nỗi và kéo dài trong 10 phút.
-        Có tối thiểu 4 dấu hiệu trong số các dấu hiệu sau:
+ Cảm giác hồi hộp, trống ngực đánh liên hồi, tim đập nhanh
+ Toát mồ hôi
+ Run hay các cơ co thắt
+ Cảm giác khó thở, “hụt hơi”
+ Cảm giác bị nghẹt thở
+ Đau ở ngực hoặc là khó chịu ở ngực
+ Cảm giác buồn nôn/ khó chịu ở bụng
+ Chóng mặt, xây xẩm, đầu óc trống rỗng không thể nhớ được gì hoặc cảm giác sắp ngất xỉu.
+ Cảm giác dường như xung quanh mình không có thực
+ Sợ không thể kiểm soát bản thân hay sợ bị điên
+ Sợ chết
+ Cảm giác tê hoặc như đang bị kim châm
+ Lạnh run hay nóng bừng
Cơn hoảng loạn có thể xảy ra ở từng cá nhân hoặc nhóm. Ở cấp độ liên cá nhân cũng có thể xuất hiện những cơn hoảng loạn tập thể. Khi có một tác nhân kích thích hay một sự cố như: phát hiện có bom trên máy bay, cầu sắp sập trong khi hàng loạt người đang chen chúc trên chiếc cầu đó… Tác nhân kích thích cùng với cơ chế tâm lý lây lan sẽ hình thành cơn hoảng loạn tập thể và hậu quả để lại cực kỳ ghê gớm. Nhân loại đã từng trải qua những cái chết hàng loạt khi dẫm đạp lên nhau vì những cơn hoảng loạn như thế này.
Nếu như những cơn hoảng loạn này cứ xuất hiện lặp đi lặp lại khiến bạn không thể tập trung vào công việc bần cần phải đi gặp bác sĩ tâm thần và nhà trị liệu tâm lý để được hỗ trợ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét