TỰ NÓI VỚI CHÍNH MÌNH

“Tôi là một người tồi tệ, là người thất bại, là người không có giá trị, là người thiếu tự tin, là người không giỏi, … nên mới không giữ được anh ấy. Những suy nghĩ ấy cứ thường xuyên xuất hiện và ám ảnh trong tâm trí tôi làm tôi cảm thấy chán nản, mệt mỏi, … và tuyệt vọng. Nhiều lúc tôi chỉ muốn chết đi cho xong. Sao tôi lại ra thế này?”

Tự nói với chính mình là gì?

“QUÁ KHỨ LÀ CƠM THIU, TƯƠNG LAI LÀ GẠO SỐNG, CHỈ CÓ HIỆN TẠI LÀ CƠM DẺO THƠM”


Thân và tâm là 2 yếu tố không thể tách rời khi sự sống của một người bình thường đang tiếp diễn. Thân khỏe, tâm an đó là trạng thái mà ai cũng mong muốn. Thân bệnh thì tâm bị ảnh hưởng và ngược lại tâm bệnh thì thân cũng không thể khỏe được.


HỆ THỐNG HỖ TRỢ CỦA BẢN THÂN


“…Tôi là một người vui tính, yêu đời, thích lãng mạn, sự chân thành và luôn mong muốn được tôn trọng. Vì thế, tôi có khá nhiều bạn bè. Người thân, bạn bè, đồng nghiệp rất thích và yêu quý tôi. Cuộc sống cứ êm đềm trôi qua, cho đến một ngày, tôi yêu anh, tôi đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình.

ĐÂU LÀ ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC NHẤT?


“Tôi là một người bất hạnh, tôi thiếu thốn tình cảm gia đình nên luôn khát khao yêu và được yêu. Tôi yêu anh và chỉ biết có anh trên cuộc đời này. Anh là điểm tựa, là lẽ sống duy nhất của đời tôi.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế


1.Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế là gì?




Rối loạn ám ảnh-cưỡng chế (OCD - Obsessive-Compulsive Disorder) là một dạng thuộc nhóm Rối loạn lo âu. Người bị bệnh này có những ý nghĩ (bị ám ảnh) hoặc hành vi lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa nhưng không có khả năng kiểm soát (bị cưỡng chế) chúng.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực



Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
1.Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?
Theo Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM-IV) thì Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) thuộc nhóm Rối loạn khí sắc và là một trong những bệnh tâm thần khá phổ biến trên thế giới với đặc trưng là cảm xúc không ổn định và bệnh nhân/khách hàng không kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

Hiểu con lần nữa

Nhờ bà chăm cháu, con gái cần lường trước những bất đồng có thể nảy sinh để hạn chế việc làm mẹ không vui...

Cần một đội ngũ tham vấn học đường chuyên nghiệp


TTO - Trong những năm gần đây, hiện tượng tự tử trong giới trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo các chuyên gia tâm lý, trong quá trình phát triển, tất cả chúng ta đều phải đương đầu và vượt qua những khủng hoảng trong từng giai đoạn đời sống. Ý nghĩ về cái chết và hành vi tự tử có thể xuất hiện nếu như trẻ không vượt qua các khủng hoảng đó.

Ứng dụng Kinh Kim Cang như một liệu pháp trong tham vấn và trị liệu tâm lý

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Trong suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh của mình, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên thuyết rất nhiều bộ kinh với mục đích chính là điều trị tâm bệnh và đem đến sự an lạc, giải thoát cho thân và tâm. Với góc nhìn và cách tiếp cận của một nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà tâm lý trị liệu khi nghiên cứu Phật học tác giả nhận thấy, những bộ kinh mà đức Phật đã thuyết là những liệu pháp tâm lý cực kỳ hiệu quả

Những nguyên tắc cơ bản trong tham vấn và trị liệu tâm lý

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Ai trong chúng ta cũng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống. Đó có thể là khó khăn về tài chính hoặc khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ khi giao tiếp. Nhiều lần bạn tự hỏi “Có nên đi tham vấn/trị liệu tâm lý để tìm cách cải thiện và giải quyết vấn đề không?”

Rối loạn hoảng loạn

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Lần trước, chúng ta đã bàn về cơn hoảng loạn. Vậy giữa cơn hoảng loạn và Rối loạn hoảng loạn có khác nhau hay không và khi nào thì thân chủ được chẩn đoán là cơn hoảng loạn và khi nào là Rối loạn hoảng loạn? Nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

Cơn hoảng loạn

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Trong bài trước, chúng ta đã chia sẻ về chủ đề Lo âu có phải là bệnh? để nói về chứng Rối loạn lo âu toàn thể. Chúng ta bắt đầu lần lượt khám phá các chẩn đoán khác cũng được xếp vào nhóm Rối loạn lo âu. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn về cơn hoảng loạn.

Bạn đang băn khoăn về nghề tham vấn và trị liệu tâm lý??? Hãy lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia tham vấn và trị liệu tâm lý Ngô Minh Duy


Bạn đang băn khoăn về nghề tham vấn và trị liệu tâm lý??? Hãy lắng nghe những lời chia sẻ của TS Huỳnh Văn Sơn nhé...


Lo âu có phải là bệnh?

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác lo âu. Lo âu là phản ứng tâm sinh lý tự nhiên của cơ thể. Vậy lo âu có phải là một bệnh không? Khi nào lo âu được xem là bệnh lý?
Rối loạn lo âu có thể bao gồm các chẩn đoán sau: Cơn hoảng loạn; Ám ảnh sợ khoảng trống; Rối loạn hoảng loạn có/không có ám ảnh sợ khoảng trống; Ám ảnh sợ khoảng trống không có tiền sử rối loạn hoảng loạn;

Bạn có bị bệnh hưng cảm?

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Pha đối nghịch lại với trầm cảm là hưng cảm. Trầm cảm và hưng cảm đều thuộc nhóm rối loạn khí sắc. Tham khảo những dấu hiệu sau có thể giúp bạn tự nhận biết mình hoặc người thân có đang bị hưng cảm hay không.

* Người bị bệnh hưng cảm có từ 3-4 dấu hiệu sau và các dấu hiệu này kéo dài ít nhất là 1 tuần.

Bạn có bị bệnh trầm cảm?

Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Trầm cảm là bệnh tương đối khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Theo dự đoán của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm sẽ là một trong những căn bệnh của thời đại, số lượng thân chủ sẽ có khuynh hướng ngày càng gia tăng trong tương lai và nhân loại sẽ phải đối mặt với căn bệnh này. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng trầm cảm, tuy nhiên căn bệnh này thường gặp nhất ở độ tuổi từ 20-50. Tỉ lệ nữ giới mắc chứng trầm cảm nhiều hơn so với nam giới.